6 CÁCH DẠY BÉ: THÔNG MINH – NHANH NHẸN
Bậc phụ huynh ai cũng mong muốn con cái mình, được thông minh, nhanh nhẹn khi còn nhỏ…Đó là lý do phương pháp dạy trẻ thông minh, có tính tự lập khi còn nhỏ, luôn được các bậc làm cha, làm mẹ tìm hiểu và chia sẻ cho trẻ, dẫn trẻ đi đúng hướng.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu bố mẹ thường xuyên trò chuyện với trẻ nhỏ, não bộ của bé sẽ được “Kích hoạt” từ đó giúp bé phát triển và thông minh – nhanh nhẹn hơn. Đừng để trẻ lớn đến 3 tuổi mới tập nói, mà hãy trò chuyện cùng bé thường xuyên hơn.
Người xưa có câu: Học ăn – học nói – học gói học mở thì việc chia sẻ, nói chuyện với ngôn ngữ chuẩn mực, sẽ giúp bé tiếp nhận sớm,…đồng thời bé sẽ hoạt ngôn, sử dụng câu từ chuẩn mức dần dần…
Bài viết sau đây của chúng tôi mong muốn gửi đến phụ huynh, đang có em nhỏ tại nhà được hiểu hơn về phương pháp để hỗ trợ bé phát triển một cách toàn diện: Thể chất, trí tuệ
1. Nói, nói và nói
Cha mẹ đóng vai trò trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ, các nghiên cứu cho rằng nếu trẻ được trò chuyện nhiều trong thời gian thơ ấu thì càng có vốn từ vựng nhiều. Đồng thời hỗ trợ bé linh hoạt động ngữ trong các tình huống – ngữ cảnh giao tiếp với các bạn và người lớn phù hợp.
Không có cách nào dạy con thông minh và đơn giản hay hơn là thường xuyên trò chuyện với bé. NÓI NÓI và nói thường xuyên sẽ là chìa khóa giúp não bé có phản xạ nhanh nhẹn, thích ứng với hoàn cảnh.
Hãy cố gắng trả lời mọi thắc mắc, thậm chí khi trẻ chưa biết nói… Nói – trò chuyện cùng trẻ giúp bé nhận diện giọng phát âm như thế nào? Hãy chia sẻ còn con mọi thứ bạn có thể, như vậy bạn sẽ cùng bé phát triển cùng nhau, yêu thương trẻ hơn bao giờ hết – dành thời gian cho trẻ nhiều.
Bấm xem: 5 cách dạy con của người nhật, mà phụ huynh Việt có thể học hỏi
Ngoài ra, hay đưa các ví dụ cho trẻ tập thích ứng ví dụ: ” Đây là quả bóng, quả bóng đang lăn”, Đây là cái chổi, chổi dùng để quét nhà, quét sân”
2. Đọc cho trẻ nghe
Trẻ em 1- 1,5 tuổi đã có khả năng hiểu được một số từ mà phụ huynh thường trò chuyện với bé. Từ 1,5 -3 tuổi trẻ bước vào giai đoạn phát triền về ngôn ngữ một cách tích cực – vượt bậc. Vì thế không bao giờ là quá sớm để đọc cho trẻ nghe thường xuyên những câu chuyện: Cổ tích, kể chuyện về bố mẹ ngày xưa, kể về những chuyện vui trong gia đình…
Lưu ý: Những câu chuyện mang tính giáo dục cao, nhẹ nhàng, gần gũi với sinh hoạt thường xuyên với bé, sẽ kích thích khả năng tư duy, tập tính kiên nhẫn và dạy cho trẻ về tình yêu thương. khi đến tuổi tập nói, bậc phụ huynh sau mỗi lần đọc truyện cho trẻ, kết thúc câu chuyện, thử hỏi bé về các nhân vật, ngữ cảnh, ý nghĩa câu chuyện,…để giúp trẻ học khả năng ghi nhớ và diễn đạt giỏi.
3. Tạo cơ hội trẻ được hòa nhập xã hội nhiều
Hỗ trợ bé về nói, kể chuyện đến lúc bé biết đi phụ huynh đã hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Ngoài ra nếu phụ huynh sắp xếp được thời gian hỗ trợ cho bé về khả năng: quan sát – nghe nhìn
Dắt trẻ đi đến bầu không khí trong lành, có nhiều cây xanh ( Công viên hay khu du lịch,…) không chỉ giúp trẻ được hòa mình với thiên nhiên mà còn giúp bé nhận diện và biết thêm những điều mới mẻ khác.
Phụ huynh có thể để tự bé hòa mình và tự chơi sau đó bản thân cùng ngồi lại với trẻ và hỏi: “Con đã quan sát gì? thấy gì? sau buổi hôm nay nhỉ?”
Thời gian chính là những gì mà phụ huynh nên dành cho trẻ nhiều hơn, chính vì điều điều này giúp trẻ hòa nhập hơn, phát triển ngôn ngữ nhanh hơn, thích ứng mọi hoàn cảnh, nhận biết được nhiều thứ bên ngoài xã hội.
4. Giúp bé nghe nhạc nhiều
Giúp trẻ nghe nhạc nhiều, gia tăng khả năng ghi nhớ, phát âm, cảm nhận được âm nhạc phù hợp với bản thân trẻ. Điều tuyệt vời hơn âm nhạc giúp kích thích não bộ của trẻ, tạo nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ giao tiếp, ngay cả phụ huynh chưa chia sẻ về những từ vựng này, bé có thể tự học qua hình ảnh và giọng nói trên clip nhạc.
5. Hạn chế mở tivi và điện thoại thông minh cho trẻ quá nhiều
Theo nghiên cứu tại học viện khoa nhi tại Mỹ, thì không nên để bé sử dụng điện thoại hay các thiết kế có bức xạ từ trường quá 120 phút.
Phụ huynh nên chọn lọc những kênh phù hợp với trẻ, mục đích là giúp trẻ phát triển đúng với lứa tuổi của bé hiện tại. Nếu phụ huynh có thời gian nhiều hơn, nên xem tivi, điện thoại, IPAD cùng trẻ… trò chuyện về nhân vật, giúp trẻ phát triển linh hoạt không rập khuôn theo một quy tắt nhất định. Vì khi trẻ xem tivi, điện thoại,.., trẻ hay tuân theo và nghe theo một cách hệ thống nhưng không linh hoạt, vì thế rất cần sự hòa đồng, chơi chung của phụ huynh giúp trẻ hiểu nhanh hơn và nắm bắt được cái hay, cái đúng nên học.
Lưu ý: Không nên mở điện thoại, IPAD, để trẻ tự chơi… đây điều tối kỵ trong việc giáo dục trẻ
6. Trẻ em: Là trung tâm của câu chuyện và hành động
Trẻ em thích khám phá điều mới lạ, thích tự làm những điều mà bản thân bé thích,…Điều này rất tốt cho sự phát triển não bộ “Khám phá, tự lập ở trẻ” bố mẹ nên để bé tự vận động, nhớ quan sát để bé luôn được an toàn trong phạm vi nhé!
Ví dụ: Phụ huỳnh đang kể cho trẻ về một câu chuyện về truyện cổ tích, phút chốc ở ngoài trời mưa,… thu hút ánh nhìn của trẻ, lúc này đừng cố gắng ép bé nghe theo câu chuyện của bản thân mình, mà hãy cùng trẻ tiếp nhận câu chuyện theo ngữ cảnh đang diễn ra: “Ồ, mẹ thấy rồi. Trời mưa!” và chuyển sang cùng trẻ trò chuyện về trời mưa, như: “Mưa lớn quá!”, “Con có thích mưa không?”, “Để khỏi ướt mình phải làm gì?”, “Áo mưa của con để ở đâu?”, “Áo mưa của con màu gì?”…
Bấm xem thêm: Mẫu in tờ rơi A5 tại xưởng in Vĩnh Phát