Những Qui Định Về Thông Tin Trên Nhãn Hàng Hóa

Việc mua bán, trao đổi hàng hóa là một trong những hoạt động gắn liền với sự phát triển của nhân loại. Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ do nhu cầu của con người rất đa dạng và cần được đáp ứng liên tục. Tuy nhiên, những nhà sản xuất luôn đặt mục tiêu lợi nhuận và lợi ích của mình lên trước nhất. Người tiêu dùng là đối tượng dễ tổn thương nhất nếu những thông tin về sản phẩm mà mình mua. Việc sử dụng không phản ánh chính xác tính chất, thành phần, công dụng và các thông tin khác liên quan đến sản phẩm đó. Lẽ đó mà Pháp luật đã đưa ra những qui định về thông tin trên nhãn hàng hóa để đảm bảo quyền lợi cả hai bên.

Những Qui Định Về Thông Tin Trên Nhãn Hàng Hóa

Nhãn hàng hóa:

Là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

Vị trí nhãn hàng hóa:

Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Ngôn ngữ trình bày: bắt buộc phải bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp sau:

  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Nội dung bắt buộc thể hiện

  • Tên hàng hóa
  • Tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

Tham khảo thêm: Công dụng tem nhãn hàng hóa

Lưu ý: Ngoài các nội dung trên, Doanh nghiệp tham khảo Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Ví dụ như doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm thì ngoài những nội dung trên, nhãn hàng hóa phải thể hiện các nội dung sau:

  • Định lượng;
  • Thành phần hoặc thành phần định lượng;
  • Số lô sản xuất;
  • Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng;
  • Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
  • Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;
  • Thông tin, cảnh báo.

Liên hệ thiết kế in ấn Vĩnh Phát để nhận được dịch vụ in ấn tốt nhất hiện nay

 

CÔNG TY IN VĨNH PHÁT

In Name Card, Túi giấy, Bao thư, Tờ rơi, decal giấy, Catalogue, Folder Vĩnh Phát

Điện thoại: 0934 026 555 – Hotline: (028) 6674 9208 – 0904 866 079

DĐ/Zalo: 0901 434 213 – DĐ/Zalo: 0901 434 214

DĐ/Zalo: 0934 026 555 – Skype: inanvinhphat

Website: ingiarehcm.com.vninvinhphat.com

Email: invinhphat.baogia@gmail.cominanvinhphat@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *