Phong tục lì xì năm mới là đặc trưng văn hóa châu á, cả về hình thức lẫn “nội dung” phong bao lì xì, mỗi nước lại có một cách riêng, mang nét độc đáo theo phong tục của mình.
Phong bao lì xì sặc sỡ, độc đáo phải nhắc đến hàn quốc, nhật bản. Màu sắc đa dạng không chỉ riêng gì màu đỏ.
Nhưng bạn biết không, lì xì không chỉ là truyền thống riêng ở nước ta mà còn có ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Mà mỗi nước lại có cách thể hiện riêng, không lẫn vào đâu được.
Lì xì đa phần dược làm những ngày đầu năm, trọng tâm là mùng 2, 3 (mùng 1: Đa phần người dân không lì xì, vì nghĩ đầu năm tiền ra không may mắn). Ai được nhận bao lì xì thì vui mừng “hớn hở” đại đa số những bạn trẻ đi làm lì xì cho em, cháu ở nhà… nhiều lúc lì xì nhiều quá các bạn trẻ có đôi lúc “than thở, nhưng bù vào đó là niềm vui tinh thần”
Bảng so sánh giống và khác nhau: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
QUỐC GIA | GIỐNG NHAU | KHÁC NHAU |
HÀN QUỐC |
Riêng hàn quốc và nhật bản: bao lì xì ngoài màu đỏ ra, còn sử dụng nhiều màu sắc khác.
| Phong bao lì xì không hẳn là tiền mà còn là: vàng, ngọc, đá quý (Nổi bậc so với các nước – thường xuyên sử dụng lì xì bằng vàng, ngọc, đá quý được bỏ vào phong bào lì.) |
TRUNG QUỐC | Trung Quốc: Tiền lì xì thường là số lẻ Lì xì qua wechat, hiện đang được giới trẻ trung quốc sử dụng đa phần. Vì nhanh và tiện lợi | |
NHẬT BẢN | Càng lớn càng được mừng tuổi nhiều (khoảng 1.000 đến 10.000 yên (~200 – 2 triệu đồng) | |
Việt nam: Thì dường như văn hóa truyền thống vẫn là phong bao lì xì đỏ, có lúc sử dụng màu sắc đa dạng khác nhau, tùy theo người sử dụng các bạn trẻ việt dường như, không có 1 nét đặc trưng, tùy thích theo hoàn cảnh mà có cảnh lì xì khác nhau. Có khi là lì xì momo, có khi tiền mặt, có khi bỏ vào phong bao lì xì. Văn hóa vẫn đẹp – gìn giữ tốt vẫn ở người lớn tuổi: Họ rất coi trọng phong tục việt, chú trọng bao lì xì đỏ, các con, cháu xếp hàng lì xì vui vẻ rộn ràng ngày tết đến. |
Hàn Quốc: Có khi trong bao lì xì là vàng, ngọc, đá quý
Trước khi nhận lì xì, trẻ con ở Hàn phải làm lễ Sebae để bày tỏ lòng kính cẩn với ông bà, cụ thể là chắp tay và cúi gập người xuống. Trước khi cúi, bọn trẻ hô vang “saehae bok manee badesaeyo”, có nghĩa “mong nhiều phúc lành sẽ đến với ông bà”.
Nhật Bản: Càng lớn càng được mừng tuổi nhiều
Đất nước mặt trời mọc vốn nổi tiếng với các bộ manga đình đám, nên phong bao lì xì cũng mang “hơi thở” truyện tranh. Mà lì xì dành cho trẻ em, kết hợp thêm hình ảnh manga vào là “chuẩn bài” luôn còn gì!
Ở Nhật, độ tuổi nhận lì xì là đến hết cấp 3. Trước kia, quà mừng tuổi có thể là bánh gạo, kẹo, đồ chơi… nhưng dần dần tiền mặt đã phổ biến hơn. Đứa trẻ càng lớn thì tiền mừng tuổi càng tăng, vào khoảng 1.000 đến 10.000 yên (~200 – 2 triệu đồng). Tiền lì xì có thể dùng mua truyện tranh hay để dành cho việc học đại học sau này.
Trung Quốc: Tiền lì xì thường là số lẻ
Vì người Trung Quốc quan niệm, số lẻ trong bao lì xì ngụ ý tiền sẽ sinh sôi hơn nữa trong năm tới.
Một điều thú vị khác về cách lì xì ở Trung Quốc là trẻ em sẽ được lì xì trong bữa cơm tối với gia đình hoặc do cha mẹ đặt dưới gối ngủ. Một số nơi còn chuyển phong bao lì xì qua đường bưu điện hay hiện đại hơn là lì xì online thông qua ứng dụng WeChat.
Truyền thống lì xì bằng phong bao lì xì màu đỏ, số 1 nhắc đến vẫn là trung quốc gìn giữ nét truyền thống ngàn năm qua, điển hình như lời cảm ơn kính cẩn, câu chúc mừng năm mới phải được chỉnh chu, mà trẻ em gửi đến ông bà, cha mẹ, các vị khách khứa.
Phong bao lì xì (gọi là hongbao trong tiếng Quan thoại hay lai see trong tiếng Quảng Đông) vẫn luôn là màu đỏ may mắn với họa tiết chữ nổi Cát, Lộc hay hình ảnh Rồng, Phượng, 12 con giáp,…
Một số phong tục khác ở các nước
Bao lì xì đỏ cũng rất phổ biển với người gốc Hoa ở Cam-pu-chia với tên Ang Pav và ở Philippines với tên Ang Pao. Ở Cam-pu-chia, tương tự như Việt Nam, người đã có việc làm sẽ không nhận lì xì nữa mà thay vào đó sẽ mừng tuổi cho bố mẹ, em, cháu trong gia đình.
Ngoài ra, người theo đạo Hồi ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore còn dựa vào bao lì xì đỏ để sáng tạo nên bao lì xì màu xanh lá cây, trao cho nhau vào dịp lễ Eid al-Fitr – ngày đánh dấu sự kết thúc của Ramadan, tháng ăn chay thiêng liêng của người Hồi giáo.
Nguồn: Sưu tầm
Bấm xem mẫu in bao lì xì năm mới ( Sưu tầm phòng thiết kế đồ họa)