CÁC KỸ THUẬT TRONG IN ẤN PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Mỗi ngành nghề sẽ có những cách cạnh tranh khác nhau. Nhưng một trong số những hình thức quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, công ty đơn giản mà hiệu quả chính là thông qua việc in ấn. Chính vì vậy, những kỹ thuật in ấn hiện đại và chuyên nghiệp nhất hiện nay cũng được rất nhiều người quan tâm.

 

Trước khi đi vào những kỹ thuật in đang có hiện nay thì ta hãy tìm hiểu trước về những thông số có trong kỹ thuật in. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong việc in ấn. Dựa trên những thông số này mà ta có thể đánh giá sản phẩm một cách tốt nhất.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA GIẤY IN

  • Định lượng giấy

    – Tức trọng lượng của 1 m2 giấy (gms). 38gms – 500gms là khoảng định lượng thông thường của các loại giấy dùng cho in ấn thông thường. Mức định lượng cao nhất thuộc về giấy cacton, lên đến 2000 gms. Dễ dàng nhận biết được giấy đó có định lượng lớn hay nhỏ dựa vào độ dày và độ cứng của giấy

  • Độ dày của giấy

    – Thông thường giấy in có độ dày từ 0,03 – 0,25mm. Riêng giấy carton có thể lên đến hơn 3 mm. Độ dày của giấy có ảnh hưởng đến cách mà bạn lựa chọn hiệu ứng trên sản phẩm in ấn. Giấy càng dày, độ bền, khả năng chịu nén càng cao. Thích hợp cho nhiều dạng hiệu ứng như in nổi, dập chìm, cắt họa tiết,…

  • Độ tro

    – Độ tro cho bạn biết về thành phần của giấy. Các thành phần như chất phụ gia có trong thành phẩm giấy, nếu bạn cần một loại giấy có độ dẻo dai, khó bị rách hay giấy có trọng lượng nhẹ,… Độ tro là một thông số mà bạn không thể bỏ qua được. Đơn vị để đo độ tro là %, giấy thông thường có độ tro trong khoảng 18 – 23%

  • Độ trắng ISO

    – Tiêu chí này thường được sử dụng để xác định các loại giấy in ảnh, giấy in ảnh cần có độ sáng và bóng cao. Thường là từ 70% trở lên sẽ cho hình ảnh in mịn và mượt

  • Độ thấu khí

    – Bạn không nên lựa chọn loại giấy có độ thấu khí cao khi muốn gia công dập nổi, chìm hay bất kỳ loại gia công nào khác, vì giấy dễ dàng bị biến dạng sau khi gia công. Tuy nhiên, độ nhẹ của giấy có độ thấu khí cao cho bạn cảm giác như cầm mà không cầm sản phẩm in ấn này đấy. Do đó nếu chỉ muốn in không thôi thì độ thấu khí cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm in ấn của bạn đâu

  • Tính ổn định kích thước

    – Chính là khả năng giữ được hình dạng cũng như kích thước của giấy khi độ ẩm thay đổi. Đặc biệt trong quá trình in ấn nhiều màu, việc chồng màu khi in sẽ chính xác và không bị nhòe nếu giấy có tính ổn định kích thước càng cao

  • Độ nhẵn

    – Giấy càng nhẵn thì thành phẩm sau in càng chất lượng và càng đẹp

  • Độ ẩm

    – Chính là lượng nước có trong giấy, điều này cần lưu ý kỹ lưỡng đối với phương pháp in có sử dụng hệ thống sấy nhiệt để in các màu mực như UV hay Vecni,…

  • Độ chịu bục

    – Đây là thông số cần lưu ý cho việc in ấn các loai hộp với chất liệu giấy dày để trong quá trình in ấn và tiến hành gia công sau in thành phẩm vẫn đạt chất lượng như yêu cầu ban đầu

  • Độ chịu kéo

    – Giúp sản phẩm in ấn của bạn không bị rách ngay cả khi gặp tác động kéo mạnh

  • Độ dài đứt

    – Áp dụng cho các sản phẩm in ấn cần treo lên để trưng bày, giúp giấy không bị đứt khi treo lên

  • Độ dài dãn

    – Thường sử dụng cho các sản phẩm như là túi giấy. Vì túi giấy được dùng để đựng một loại sản phẩm nào đó. Đảm bảo dù phải đựng một sản phẩm khác nhưng túi giấy vẫn an toàn và không bị rách

  • Độ hút nước

    – Thường cho các loại giấy dùng làm mẫu thử

  • Độ đục

    – Được xác định từ % của lượng ánh sáng phản xạ từ một mặt tờ giấy đặt lên một vật chuẩn màu đen so với vật chuẩn màu trắng.

Nghiên cứu và hiểu rõ được các thông số kỹ thuật của giấy giúp bạn hiểu rõ hơn tính năng của từng loại giấy. Đặc điểm nào cần cho sản phẩm in ấn của mình, giúp bạn sử dụng giấy hiệu quả và tiết kiệm chi phí in ấn nhiều hơn, vì giấy chiếm chi phí cao trong việc in ấn.

10 KỸ THUẬT IN ẤN CƠ BẢN TRONG NGÀNH IN ẤN HIỆN NAY

KỸ THUẬT IN GHÉP AB

Đây là loại kỹ thuật in ấn cơ bản trên hai mặt giấy có nội dung hoàn toàn khác nhau. Sau khi in mặt thứ nhất hay còn gọi là mặt A, phải tiến hành thay toàn bộ bản kẽm mới để in mặt thứ 2 là mặt B. In AB thường có giá thành cao vì chúng phải xuất 2 bộ film, công in cũng vì thế mà cao gấp đôi. Kỹ thuật này thường dùng cho in báo, in card visit, in catalogue.

KỸ THUẬT IN FLEXO

Flexography – In Flexo là kỹ thuật in nổi, các phần tử in như hình ảnh, chữ viết,… trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh trên khuôn in ngược chiều, chúng được cấp mực bằng trục anilox, sau dó truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép in. Kỹ thuật này được sử dụng để in các sản phẩm như: in các loại decal nhãn dán, in các loại thùng hàng, in thùng carton,…

KỸ THUẬT IN LỤA

Đây là một dạng kỹ thuật in ấn cơ bản. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa.
Khi mà những bản lưới lụa này được thay thế bởi những vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới.
In lụa được thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến. Theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in. Bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
In lụa có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như vải, thỉu tinh, mặt đồng hồ, nilon,…. Hoặc có thể sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

KỸ THUẬT IN OFFSET

In offset là một kỹ thuật in ấn phổ biến, trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

KỸ THUẬT IN PROOF

Bản in mẫu sẽ dùng để test màu file thiết kế và màu sắc của máy in đạt chuẩn theo yêu cầu tới đâu. Bảng in proof thường được dùng để khách hàng ký duyệt màu sắc bản in. Nên chú ý rằng bản in proof là tiêu chuẩn để in dùng cho in offset về màu sắc không phải in trên máy in màu với công nghệ in phun hay in lazer.

KỸ THUẬT IN THẠCH BẢN

In thạch bản hay còn gọi là in litô, đây là một phương pháp in ấn trên bề mặt nhẵn. Một kỹ thuật tương tự đã được phát triển nhằm sản xuất các thiết bị bán dẫn MEMS.

KỸ THUẬT IN TỰ TRỞ

Đây là cách in hai mặt hoàn toàn giống nhau. Sau khi in xong một mặt máy sẽ tự trở đầu để in mặt thứ 2.

KỸ THUẬT IN TYPO

Nguyên lý của kỹ thuật in ấn Typo là in cao tức là trên khung in Typo các chữ, hình ảnh,…. Nằm ở trên, có hơn so với phần thông tin, khi in chúng ta chà mực qua bề mặt khung in. Các phẩn tử nằm cao hơn sẽ nhận được mực. Sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt chữ in và tạo ra hình hoặc chữ cần in.

KỸ THUẬT IN UV

kỹ thuật sử dụng mực UV trong quá trình in ấn. Khi sử dụng mực in lụa UV thì chúng ta sẽ tạo ra được nhiều hiệu ứng rất “ART” . In được trên nhiều vật liệu với năng suất và chất lượng cao.

KỸ THUẬT IN VỖ BÀI

Là việc các thợ in canh bài in. Họ sẽ điều chỉnh 4 bản kẽm chồng một cách tuyệt đối lên nhau và canh cho màu sắc đúng với bản in proof.
Ngoài ra, còn có rất nhiều kỹ thuật in ấn khác nhưng độ sử dụng và mức phổ biến không được thông dụng như các kỹ thuật trên.

Công ty thiết kế in ấn Vĩnh Phát sẽ là sự lựa chọn uy tín-chất lượng-đúng đắn đối với bạn

Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ và giúp ích cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *